ĐÁO HẠN HỢP ĐỒNG LÀ GÌ ?

Các khái niệm liên quan đến kỳ hạn

  • Ngày giao dịch cuối cùng (Liquidation trade day – LTD): ngày kết thúc giao dịch đối với Sở giao dịch liên thông.
  • Ngày thông báo đầu tiên (First noticed day – FND): ngày nhận thông báo về ngày giao dịch cuối cùng từ Sở giao dịch liên thông.

Xem lịch ngày giao dịch cuối cùng và ngày thông báo đầu tiên của Sở liên thông tại website của Gia Cát Lợi theo link sau

https://dautuhanghoa.vn/lich-dao-han/

 

⇒ Lưu ý: Đối với MXV, vì chúng ta không giao nhận hàng vật chất nên phải kết thúc giao dịch trước ngày thông báo đầu tiên của Sở liên thông, thường là 2 ngày.

Thời gian chính xác của ngày giao dịch cuối cùng đối với MXV sẽ được Sở và Gia Cát Lợi thông báo trước cho quý khách hàng.

Nếu qua ngày giao dịch cuối cùng của MXV mà tài khoản giao dịch vẫn còn vị thế mở thì vị thế đó sẽ được hệ thống tự động đóng ở mức giá tại thời điểm hết hạn giao dịch.

 

Ví dụ: Đối với hợp đồng dầu đậu tương CBOT 10/2020 thì

  • Ngày giao dịch cuối cùng là 14/10/2020
  • Ngày thông báo đầu tiên là 30/09/2020
  • Ngày giao dịch cuối cùng đối với MXV là 28/09/2020 (sẽ có thông báo thời điểm chính xác trước đó)

#section_1422885806 {
padding-top: 30px;
padding-bottom: 30px;
}

LƯU Ý ĐỐI VỚI VIỆC GIAO DỊCH

 

Thời điểm gần ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm nhạy cảm và thị trường thường chuyển động mạnh theo một số quy luật. Đội ngũ phân tích Gia Cát Lợi đã tham gia thị trường lâu năm và dần nắm được cốt lõi của sự chuyển động này. Do đó, đây cũng là thời điểm có thể áp dụng một số chiến lược giao dịch hiệu quả của chúng tôi.

 

Hợp đồng kỳ hạn càng gần thì độ thanh khoản càng lớn. Nên các nhà đầu tư chiến lược ngắn hạn (nắm giữ vị thế trong ngày hoặc vài ngày) thường chọn kỳ hạn gần nhất để giao dịch. Và việc phải đổi kỳ hạn khi gần đến ngày cuối cùng cũng không phải vấn đề đáng lưu tâm.

 

Nhưng với các nhà đầu tư giao dịch theo chiến lược trung hạn hay dài hạn (nắm giữ vị thế vài tuần hay vài tháng) thì đặc biệt phải lưu ý đến việc chọn kỳ hạn hợp đồng. Mục đích tránh đẩy mình vào tình huống: lệnh thì vẫn muốn nắm giữ lâu dài nhưng đến ngày đáo hạn, buộc phải tất toán ngoài ý muốn.

#section_464562118 {
padding-top: 30px;
padding-bottom: 30px;
background-color: rgb(40, 40, 40);
}

Anh chị đã hoàn thành bài B6 và kết thúc phần B – Các khái niệm. Bây giờ chúng ta sẽ vào phần C – Quản lý vốn, trong bộ tài liệu 26 bài: Hướng dẫn đầu tư hàng hóa phái sinh A-Z.

#section_108052614 {
padding-top: 30px;
padding-bottom: 30px;
}


Bài tiếp theo – c1: cần bao nhiêu tiền để giao dịch 1 lot ?

NỘI DUNG 26 BÀI

Giới thiệu

Lời giới thiệu Bộ tài liệu hướng dẫn giao dịch hàng hóa phái sinh A-Z

A. Tư duy đầu tư

    1. Tại sao phải đầu tư?
    2. Đặc điểm của thị trường HHPS
    3. So sánh các thị trường tài chính ở Việt Nam
    4. Sự bùng nổ của giao dịch hàng hóa trên thế giới
    5. Những ai tham gia thị trường hàng hóa ?
B. Các khái niệm trong thị trường HHPS

    1. Hợp đồng kỳ hạn là gì?
    2. Ý nghĩa của thị trường HHPS
    3. Các nhóm hàng hóa và đặc tả hợp đồng
    4. Giao dịch 2 chiều là gì ?
    5. Các khái niệm và cách tính toán ký quỹ – giao dịch
    6. Đáo hạn hợp đồng là gì?
C. Quản lý vốn

    1. Cần bao nhiêu tiền để giao dịch?
    2. Nguyên tắc vàng: LUÔN ĐẶT CHẶN LỖ
    3. Tỷ lệ R:R và 5 bước vào lệnh
    4. Tổng hợp các nguyên tắc quản lý vốn
D. Hướng dẫn giao dịch

    1. Các loại lệnh
    2. Cách sử dụng CQG
    3. Cách sử dụng Vision Commodities
E. Quy trình đầu tư

    1. Thủ tục giao dịch hàng hóa qua Gia Cát Lợi
    2. Các dịch vụ hỗ trợ chỉ Gia Cát Lợi mới có
F. Phân tích thị trường

    1. Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật
    2. Nến nhật là gì? Các loại nến quan trọng
    3. Xu hướng
    4. Hỗ trợ – Kháng cự
    5. Thiết lập hệ thống giao dịch
Lời kết

Nhắn nhủ các nhà đầu tư trước khi bước chân vào thị trường thực tế

#section_514347559 {
padding-top: 30px;
padding-bottom: 30px;
background-color: #fbc20d;
}

Print Friendly, PDF & Email