Đầu tư hàng hóa phái sinh đang và sẽ trở thành một trong những kênh đầu tư thu hút bộ phận lớn những nhà đầu tư Việt nói chung và nhà đầu tư trẻ nói riêng. Vậy Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì? Tiềm năng của thị trường này và các thông tin khác sẽ được Gia Cát Lợi cập nhật dưới dây. Mong bài viết Đầu tư hàng hóa phái sinh – Nên hay không? sẽ là kiến thức bổ ích gửi đến Quý Nhà Đầu Tư. Hãy cùng tham khảo nhé!
1. Đầu tư hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch mà các nhà đầu tư tiến hành mua và bán một khối lượng hàng hóa tại một mức giá xác định và việc chuyển giao này được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn,… được Sở Giao dịch Hàng hóa quy định.Các giao dịch hàng hoá này dần được tập trung thống nhất tại một địa điểm và theo những quy tắc chuẩn hóa chung, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hoá như khối lượng đo lường và niên vụ gieo trồng.
Đầu tư hàng hóa phái sinh là một hình thức đầu tư mà khi đó các nhà đầu tư tiến hành thực hiện việc mua và bán một khối lượng hàng hóa tại một mức giá xác định ở thời điểm hiện tại và việc chuyển giao này được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa… đều được xác định bởi Sở giao dịch hàng hóa quy định. Đây được xem là kênh đầu tư mới đầy tiềm năng cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.
2. Các sản phẩm giao dịch của hàng hóa phái sinh
Tại Việt Nam hàng hóa phái sinh chia làm 4 nhóm hàng hóa phái sinh chính:
2.1 Nhóm nông sản
Nông sản là hàng hóa phái sinh nhiều nhất trên thị trường hiện nay, bao gồm các sản phẩm: đậu tương, khô đậu tương, dầu đậu tương, lúa mì, ngô.
2.2 Nhóm nguyên liệu công nghiệp
Nhóm nguyên liệu công nghiệp bao gồm các sản phẩm: đường, cà phê, ca cao, cao su, dầu cọ, bông sợi.
2.3 Nhóm năng lượng
Được các nhà đầu tư xem là nhóm có mức độ tăng trưởng cao nhất trong thời gian qua. Nhóm sản phẩm năng lượng gồm có: dầu thô, brent mini, brent dầu thô, dầu ít lưu huỳnh, khí tự nhiên, khí tự nhiên mini và xăng pha chế
2.4 Kim loại
Hàng hóa phái sinh nhóm kim loại gồm có: bạch kim, niken, kẽm, nhôm, chì, quặng sắt, đồng, bạc, thiếc.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh
3.1 Điều kiện tự nhiên
Những tác động nhỏ của thiên tai có thể gây ra mất mùa, ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa. Các biến động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường bởi vì cung cầu không cân bằng.
3.2 Sự kiện chính trị
Tác động của sự kiện chính trị đến các ngành hàng hóa là vô cùng đặc biệt. Đây vừa là rủi ro nhưng cũng là cơ hội thu lời của các nhà đầu tư. Những sự kiện này sẽ dẫn đến sự gia tăng đáng kể giá trị hàng hóa. Chúng ta có thể thấy ví dụ rõ ràng nhất là giá năng lượng tăng trong chiến tranh Nga – Ukraine.
3.3 Giá trị của USD
Đô la Mỹ là đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bởi vì hầu hết các mặt hàng đều được định giá bằng chúng. Vì thế sự thay đổi giá trị của đồng USD sẽ dẫn đến giá cả của tất cả các mặt hàng đều thay đổi.
Ngoài ra, còn yếu tố chính sách xuất nhập khẩu của các nước cũng ảnh hưởng lớn tới thị trường hàng hóa phái sinh.
4. Ai có thể tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh
4.1 Người bảo hiểm giá
Những người nông dân, người sản xuất, doanh nghiệp tìm đến thị trường giao dịch hàng hóa với mục đích muốn chuyển giao rủi ro, bảo hộ giá trước biến động của thị trường. Nhóm đối tượng này có nhu cầu sử dụng thực tế đối với hàng hóa cơ sở và sử dụng phái sinh hàng hóa làm công cụ để phòng vệ rủi ro từ biến động giá.
4.2 Người đầu cơ
Là người bán hoặc người mua tham gia vào giao dịch hàng hóa với mục đích thực hiện các lệnh giao dịch để kiếm lời dựa trên chênh lệch giá hay biến động thị trường. Nhóm đối tượng này chỉ giao dịch mua/bán các hợp đồng tương lai, kỳ hạn để ăn chênh lệch chứ không giao nhận hàng hóa thật. Đây chính là các nhà đầu tư cá nhân.
4.3 Nhà kinh doanh chênh lệch giá
Thực hiện các chiến lược kinh doanh chênh lệch giá. Đây là các nhà đầu cơ chuyên nghiệp hoặc robot có khả năng phân tích và tìm ra các biến động không đồng nhất của các hàng hóa gần như thay thế được nhau.
4.4 Nhà môi giới
hoạt động độc lập hoặc đại diện cho công ty môi giới lớn, kiếm tiền nhờ khoản phí hoa hồng của những người trực tiếp giao dịch hàng hóa.
5. Tiềm năng của thị trường hàng hóa phái sinh
5.1 Cơ chế phòng ngừa rủi ro
Mặc dù chịu nhiều tác động của đại dịch Covid 19, các giao dịch trên thị trường hàng hóa phái sinh vẫn tăng mạnh, khối lượng mở (OI) trên thị trường ổn định quanh mức 20.000 hợp đồng. Thậm chí có lần ghi nhận mức cao kỷ lục, đạt hơn 38.000 hợp đồng, gấp 5 lần so với cuối năm 2017 và gấp 1,8 lần so với cuối năm 2018. Dựa vào điều này, chúng ta có thể thấy cơ chế phòng ngừa rủi ro của thị trường hàng hóa phái sinh là rất tốt.
5.2 Danh mục đầu tư đa dạng
Các danh mục đầu tư trên thị trường hàng hóa phái sinh đa dạng dựa trên hợp đồng tương lai sẽ giảm thiểu mức độ chịu ảnh hưởng chỉ số vào một vài mã nhất định để phù hợp với thông lệ của quốc tế.
5.3 Sự chênh lệch giá giúp nhà đầu tư kiếm lời
Ở các thị trường có nền tài chính phát triển, thị trường hàng hóa phái sinh giúp các nhà đầu tư có cơ hội kiếm lời từ sự chênh lệch giá khi canh thời điểm mua ở mức giá thấp và bán ra ở mức giá cao hơn. Nguyên nhân là vì cơ chế giao dịch đối ứng cho phép các nhà đầu tư mua và bán liên tục, ghi nhận lãi/lỗ ngay lập tức, giá cả thì luôn thay đổi lên xuống trong phiên, do đó chỉ cần ra/vào lệnh hợp lý, “mua thấp, bán cao” và “bán cao,mua thấp” là giá trị tài khoản gia tăng.
6. Có nên đầu tư hàng hóa phái sinh hay không ?
Câu trả lời chắc chắn là nên, Tại sao? Vì với một kênh đầu tư mới có đầy tiềm năng khai thác và phát triển, bên cạnh đó còn nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn các công ty đầu tư tài chính hiện có trên thị trường còn hạn chế được các rủi ro về nhiều mặt. Có thể nói, Thị trường hàng hóa phái sinh là mảnh đất mới khá màu mỡ mà các nhà đầu tư có thể bắt đầu với số vốn vô cùng hợp lý( từ nhỏ đến lớn) so với việc đầu tư vào thị trường ngoại hối( Forex) hay bất động sản có khả năng thanh toán thấp hơn nhiều.
Giao dịch hàng hóa phái sinh được các chuyên gia trên thế giới đánh giá cao về khả năng giảm thiểu tối đa rủi ro cho cả người bán và người mua với thời gian giao dịch linh hoạt, tiện lợi. Cả người bán và người mua có thể mua vào và bán ra một mặt hàng xác định mà không mất thời gian phải chờ đợi như chứng khoán cần phải khớp lệnh.
Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng Gia Cát Lợi đã cung cấp được phần nào những kiến thức về đầu tư hàng hóa phái sinh cho Quý Nhà Đầu tư. Nếu mong muốn tìm hiểu thêm về kênh đầu tư này, đừng ngần ngại liên hệ với Gia Cát Lợi thông qua website: https://giacatloi.vn/ , đội ngũ nhân viên sẽ liên hệ tư vấn trong thời gian sớm nhất.