Giải Cứu Nông Sản – Nông Dân Kêu Cứu Đến Bao Giờ?

Giải cứu nông sản, giải cứu dưa hấu, giải cứu vải thiều,… – tin tức thường niên của báo chí và tivi. Vậy nông dân kêu cứu đến bao giờ? Đồng bào Việt Nam cứu đến bao lâu? Tốt nhất nên tìm giải pháp!!!

Tình hình giải cứu nông sản

Dịch covid-19 đang bùng phát mất kiểm soát khiến mùa thu hoạch nông sản năm nay của nông dân thua nặng và bấp bênh. Tiêu thụ nông sản các năm vốn được mùa mất giá được giá mất mùa nay lại trở nên khó khăn vô cực. Nông sản rớt thê thảm, thực tế chả đâu xa, một cân cà chua bán lẻ ở Hà Nội chỉ 5.000 đồng, một cây bắp cải giá 3.500 đồng,… rẻ như cho nhưng nông dân vẫn kiên trì cốt để gỡ gạc chút vốn liếng.

Cũng trong tình hình dịch covid-19 hiện nay, huyện Yên Dũng có khoảng 100 héc ta trồng dưa hấu, dưa lê,… với sản lượng tồn đọng gần 2000 tấn. Do nằm trong vùng dịch, phải cách ly và phong tỏa nên các thương lái không thể đến địa bàn thu mua. Bên cạnh đó, do tuân thủ phòng chống dịch nên nông dân cũng không thể mang dưa đi bán các địa bàn khác (Theo Chị Nguyễn Thị Nhung, Giám đốc HTX Sao Thần Nông, tỉnh Bắc Giang cho biết).

Sản lượng tồn đọng đã gây thiệt hại cộng thêm giá dưa năm nay giảm ½ so với năm trước khiến nông dân tổn thất nặng nề. Nếu như năm 2020 dưa hấu bà con nông dân bán cho thương lái tại ruộng dao động 10.000 – 12.000 đồng/kg thì nay còn 6.000 đồng/kg. Dưa lê từ 15.000 đồng/kg giảm còn 8.000 đồng/kg. Chị Nhung mong muốn sau khi UBND huyện ra công văn kêu gọi thì sẽ được các cá nhân, doanh nghiệp kết nối với HTX để việc thu mua hỗ trợ bà con diễn ra nhanh chóng.

Cách giải cứu nông sản trước giờ và hướng cải thiện từ phía chuyên gia

Theo PGS.TS Đào Thế Anh, các hợp tác xã nông sản làm tốt việc giải cứu nông sản là đa dạng hóa kênh tiêu thụ, không phụ thuộc vào một kênh để tránh bị ngắt quãng.

Tại Nhật Bản, các hợp tác xã sản xuất nông sản không bao giờ bán cho một mối khách hàng mà bán cho siêu thị, bán tại chỗ, bán cho quán ăn, nhà hàng để bảo đảm tiêu thụ nông sản.

“Đa dạng thị trường, trồng nông sản theo tiêu chuẩn và sử dụng công nghệ thông tin để bán nông sản trực tuyến sẽ là lối ra cho nông sản trong tương lai”, PGS.TS Đào Thế Anh khẳng định. 

Bên cạnh đó, theo ông Anh, cần đầu tư các kho bảo quản nông sản, đa dạng công nghệ chế biến nông sản vì đa số các vùng rau hiện nay bán sản phẩm tươi nên rất rủi ro. 

Ngoài ra, việc tạo sự hợp tác, kết nối giữa hợp tác xã trồng nông sản với các doanh nghiệp chế biến để dần hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất trong nông nghiệp sẽ đảm bảo đầu ra ổn định hơn.

Một lãnh đạo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) cho biết năm 2021, trong khuôn khổ xây dựng nông thôn mới, bộ này đã lồng ghép nội dung đào tạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh cho hợp tác xã, giúp các hợp tác xã nâng cao năng lực. 

Hay gần đây, bộ đã hỗ trợ đào tạo một số hợp tác xã đầu tàu, thành lập hiệp hội doanh nghiệp bao gồm các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ, giúp họ liên kết với nhau để vượt qua khó khăn tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) . 

Đây cũng là kinh nghiệm nhiều nước đã làm. Các hộ nông dân cùng tham gia hợp tác xã, các hợp tác xã cùng tham gia một hiệp hội ngành hàng để cùng tìm kiếm thị trường.

Hướng giải cứu nông sản từ thị trường giao dịch hàng hóa

Thị trường giao dịch hàng hóa là gì?

Giao dịch hàng hoá là hình thức mua bán các sản phẩm hoặc nguyên liệu thô được sử dụng trong thương mại như lúa mì, ngô, đường,… giúp người dân chủ động được giá bán sản phẩm với giá cao và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai.

Giao dịch hàng hóa cũng là công cụ giúp cho các doanh nghiệp mua bán hàng hoá có thể cân bằng đối ứng trạng thái mua một số lượng lớn hàng hoá bằng 1 lệnh bán tương ứng lại, từ đó yên tâm mua bán trao đổi hàng hoá mà không bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường lên xuống, nhằm giảm tránh rủi ro.

Các loại hàng hoá giao dịch

Hiện tại đã có hơn 20 mặt hàng chia thành 4 nhóm: Nông sản, Kim loại, Năng lượng, Nguyên liệu công nghiệp với danh sách các loại hàng hóa được niêm yết trên Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV):

1. Hàng hoá nông sản

  • Lúa mì
  • Đậu tương
  • Khô đậu tương
  • Dầu đậu tương
  • Ngô

2. Hàng hoá năng lượng

  • Dầu thô Brent
  • Dầu thô WTI Crude Oil
  • Khí thiên nhiên
  • Xăng pha chế RBOB
  • Dầu ít lưu huỳnh

3. Hàng hoá kim loại

  • Quặng sắt
  • Đồng
  • Bạch kim
  • Bạc

Tại sao thị trường giao dịch hàng hóa lại giúp giải cứu nông sản?

Đầu tư hàng hóa – Công cụ bảo hiểm giá trong thị trường giao dịch hàng hóa – Điều giúp giải cứu nông sản cho nông dân.

Bảo hiểm giá giúp người nông dân an tâm sản xuất, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát giá thị trường và định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất hoặc trồng trọt.

Nguồn gốc của Bảo hiểm giá hàng hóa bắt nguồn từ việc tìm kiếm giải pháp để tránh hoặc giảm thiểu rủi ro về những biến động giá gây bất lợi cho người nông dân hay doanh nghiệp. Bảo hiểm giá hàng hóa giúp người nông dân an tâm sản xuất, doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát giá thị trường và định mức được lợi nhuận trước khi sản xuất hoặc trồng trọt. Chính nhu cầu này, Bảo hiểm giá hàng hóa ra đời như một giải pháp để nông dân, doanh nghiệp an tâm giao dịch.

Một thực trạng dễ nhận thấy hiện nay của nông dân Việt Nam là việc chăn nuôi, trồng trọt vẫn còn chạy theo giá sản phẩm. Từ đó, người nông dân không ổn định trong sản xuất cũng như đời sống khó nâng cao. 1 năm trở lại đây, chính dịch bệnh covid-19 đã khiến cho việc trồng trọt và buôn bán của nông dân trở nên khó khăn hơn khi thực hiện chủ trương “ngoại bất nhập, nội bất xuất”.

Bảo hiểm giá hàng hóa là một trong những cách giúp người nông dân an tâm sản xuất, kinh doanh.
Nhìn nhận ở góc độ một doanh nghiệp thu mua, nhận ký gửi nông sản của nông dân tích trữ, khi giá đang giảm thấp nhằm trông đợi bán giá cao khi giá tăng. Tuy nhiên, không phải lúc nào thị trường cũng biến động theo kỳ vọng của doanh nghiệp. Nếu thị trường biến động ngược với kỳ vọng của doanh nghiệp, họ sẽ phải chịu tổn thất nặng nề. Đây là lý do khiến nhiều doanh nghiệp, đại lý thu mua cà phê phá sản ở khu vực Tây Nguyên trong nhiều năm vừa qua.

Cách thức hoạt động của Bảo hiểm giá hàng hóa

Ví dụ về cách thức hoạt động của bảo hiểm giá

Qua ví dụ trên, ta có thể thấy, với mức giá 200.000đ/kg, người nông dân Ba đã chắc chắn có lợi sau khi trừ đi chi phí chăm sóc, phân bón, giống cây hay những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Đến hạn 1 tháng đúng thỏa thuận, ông Ba sẽ giao lại cho ông An số cà phê theo hợp đồng mà không cần quan ngại giá thị trường đang lên hay xuống. Dù giá biến động ra sao thì ông Ba cũng đã lời.

Xét về tâm lý, khi thỏa thuận được diễn ra, ông Ba chỉ việc an tâm sản xuất sao cho sản phẩm của mình chất lượng nhất và chờ đến ngày giao hàng nhận tiền.

Người nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp nếu giá hàng hóa tăng. Vì vậy, để bảo đảm lợi nhuận, bảo hiểm giá hàng hóa là một trong những giúp người nông dân an tâm sản xuất, kinh doanh.

Bạn là nông dân hay chủ doanh nghiệp cần tư vấn về thị trường giao dịch hàng hóa thì liên hệ ngay hotline: 0933 907 909 để Gia Cát Lợi tư vấn nhé!


CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI CHI NHÁNH GÒ VẤP

Địa chỉ: 114/54 Đường Tô Ngọc Vân, Phường 15, Gò Vấp, TP.HCM

Website: https://hanghoaphaisinh.vn/

Hotline: 0933.907.909