Với một Thị trường Nông sản bị biến động bởi dịch bệnh và thiên tai như hiện nay thì sự chủ động để thích ứng là vô cùng cần thiết đối trong sản xuất và kinh doanh. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính chung quý I, nhóm nông sản chính xuất khẩu đạt 4,59 tỷ USD và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh xuất khẩu Nông sản vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì đây là những kết quả đáng ghi nhận, tạo tiền đề cho bứt phá trong thời gian tới.
Tình hình sản xuất và kinh doanh nông sản tại Việt Nam
Theo Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản: “Trong 5 năm trở lại đây, tăng trưởng của Ngành Nông nghiệp luôn đạt được những con số ấn tượng, ngay cả trong những thời kỳ khó khăn như năm 2020, Việt Nam vẫn đạt 2,65% tăng trưởng. Bên cạnh đó, các chỉ số khác như kim ngạch xuất khẩu Nông sản cũng cán mốc kỷ lục trên 41 tỷ USD hay tỷ lệ nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng đều đạt chỉ tiêu.”.
Mặc dù ảnh hưởng phức tạp từ dịch bệnh nhưng nông sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nổi trội của Việt Nam năm 2020 vừa qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41.2 tỷ USD. Đó là thành quả đáng kinh ngạc của những người nông dân và của cả doanh nghiệp Việt đã nỗ lực nắm bắt tình hình, cơ hội dù là nhỏ nhất trong hoàn cảnh dịch Covid-19 bùng nổ và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho nền kinh tế.

Thực trạng ngành nông sản Việt Nam
Giá của nông sản không ổn định mang tính thời vụ
Ngành nông nghiệp nước ta có tính thời vụ khá cao, thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định thị trường đầu ra. Vào vụ mùa giá rất thấp do cung vượt quá cầu, vào vụ nghịch giá lại bị đẩy lên cao do cung nhỏ hơn cầu. Bởi vì, giá cả là yếu tố cấu thành của cơ chế thị trường có tác động chi phối về cả hai phía cầu và cung của nông nghiệp, chi phối các mối quan hệ trao đổi trong nội bộ và trao đổi liên ngành của nông nghiệp như dịch vụ, công nghiệp, truyền thông,…
Chính vì vậy, việc giá cả Nông sản không bình ổn đã gây rất nhiều khó khăn đến tất cả các thành phần tham gia vào thị trường.

Cung và cầu nông sản không cân đối
Thị trường Nông sản đạt được trạng thái cân bằng khi khối lượng Nông sản đem bán vừa bằng với nhu cầu của người mua.Trên thực tế thị trường các Nông sản chủ yếu chỉ đạt được trạng thái cân bằng trong những thời điểm nhất định.
Biểu hiện của trạng thái mất cân bằng cung cầu trên thị trường nông sản là giá ở mức quá cao hay quá thấp so với giá cân bằng thị trường. Khi nguồn cung trên thị trường quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng người bán không tìm được người mua dẫn đến tình trạng dư thừa, đẩy giá thành xuống thấp. Ngược lại khi nguồn cung quá thấp, người mua không tìm được người bán dẫn đến tình trạng nông sản khan hiếm, đẩy giá thành lên cao. Khi giá cả càng vượt xa so với giá cân bằng thị trường thì lượng trao đổi giữa cung và cầu nông sản càng ít đi.

Tình trạng độc quyền trên thị trường nông sản
Cũng giống như các loại thị trường khác, Thị trường Nông sản chịu tác động của quy luật Cạnh tranh thị trường. Cạnh tranh trên thị trường có hai loại là cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền. Đối với thị trường nông sản thì cạnh tranh độc quyền gồm độc quyền một người bán và độc quyền một người mua là những nét đặc trưng của thị trường nông sản.
- Đối với độc quyền bán: Chỉ có một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó được bán các sản phẩm đó tại một địa điểm nhất định. Ví dụ trên một vùng nông thôn rộng lớn chỉ có một công ty thương mại của Nhà nước đảm nhiệm phần lớn việc cung ứng phân bón, thuốc sâu và các vật tư nông nghiệp khác cho các hộ gia đình.
- Trường hợp độc quyền mua: Trên một vùng nào đó chỉ có một nhà máy chế biến mua nguyên liệu do nông dân sản xuất ra; hoặc mỗi ngành sản phẩm nông nghiệp chỉ có một hoặc hai công ty tham gia xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên khi làm cho một ngành hàng Nông sản trở thành độc quyền có thể gây ra tình trạng sản lượng cung cấp ít đi, giá bán cho người tiêu dùng tăng lên và nhà kinh doanh thu được lợi nhuận độc quyền. Về lâu dài, tình trạng cạnh tranh độc quyền có thể gây ra những tín hiệu sai lệch về giá cả và hiệu quả sản xuất, dẫn đến sự phân bổ và sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực trong Ngành Nông sản.

Hệ thống thị trường nông sản chưa đồng bộ
- Công tác quản lý thị trường Nông sản chưa chặt chẽ, vẫn còn tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường.
- Mạng lưới giao thông nông thôn ở nhiều vùng chưa hoàn chỉnh còn lạc hậu, đặc biệt ở các vùng núi, vùng xa. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình mua bán Nông sản.
- Hệ thống chợ nông thôn còn thiếu, còn khoảng 30% số xã chưa có chợ. Hệ thống các trung tâm thương mại vùng và liên vùng đang trong quá trình hình thành nên chưa đồng bộ.
- Người dân chưa tiếp cận thông tin đầy đủ, vì vậy không cập nhập được xu hướng Nông sản hiện tại. Dẫn đến Nông sản cần thì thiếu, Nông sản ít cần thì lại nhiều dẫn đến dư thừa.
Hội nhập vào thị trường nông sản khu vực và thế giới
Với chủ trương xây dựng nền kinh tế hướng ngoại, mở cửa và hội nhập, nền nông nghiệp Việt Nam cũng nhiều khó khăn. Tuy nhà nước đã có những chính sách để bảo hộ Nông sản trong nước nhưng Nông sản nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam đã dẫn đến tình trạng cạnh tranh với Nông sản trong nước, tăng nguồn cung đối với một số loại Nông sản.
Như vậy, tuy Nông sản là ngành trọng điểm phát triển kinh tế tại nước ta nhưng nó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế gây nên các rủi ro cho nông dân và các đơn vị kinh doanh về mặt sản lượng, đầu ra và giá bán. Để nông dân và doanh nghiệp yên tâm trong việc sản xuất và kinh doanh Nông sản, cần chủ động có những giải pháp phù hợp giúp hạn chế những rủi ro này.
Thị trường giao dịch hàng hóa – một giải pháp cho Ngành Nông sản tại Việt Nam. Khi tham gia vào thị trường này, đồng nghĩa với việc đã giải quyết đầu ra cho Ngành Nông sản, ổn định giá bán và giảm thiểu rủi ro khâu thương mại, tạo môi trường kinh doanh tương đối ổn định về giá, khuyến khích doanh nghiệp và nông dân Việt Nam yên tâm tập trung sản xuất, khai thác hiệu quả nguồn lợi từ các mặt hàng Nông sản mang lại. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về Thị trường giao dịch hàng hóa các mặt hàng Nông sản nhé.
Đầu tư nông sản trong thị trường giao dịch hàng hóa
Thị trường giao dịch hàng hóa là gì?
Giao dịch hàng hóa là hình thức mua – bán một khối lượng hàng hóa ở mức giá xác định và hàng hóa sẽ được giao dịch trong tương lai trên sàn giao dịch hàng hóa và được Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam điều hành, quản lý. Đây là thị trường 2 chiều (mua-bán) giúp tiền về túi người tham gia dù cho thị trường có đi lên hay đi xuống và khác với chứng khoán thông thường, khi giao dịch bạn sẽ không chịu bất kỳ lãi suất qua đêm nào vì giao dịch hàng hóa thanh toán ngày.
Trong thời gian gần đây, thị trường này đang trên đà phát triển và dần nhận được rất nhiều sự quan tâm. Không tự nhiên thị trường mới nổi này lại nhận được những ưu ái như vậy mà bởi những ưu điểm và lợi ích không ngờ mà nó mang lại.

Cần gì khi tham gia đầu tư nông sản trong thị trường giao dịch hàng hóa?
Trước tiên, cần biết ai có thể tham gia thị trường giao dịch hàng hóa. Câu trả lời là tất cả mọi người: kể cả bạn là nông dân hay là doanh nghiệp hoặc cũng có thể bạn là một người làm việc trong lĩnh vực nào đó nhưng mong muốn tăng thêm tài sản cá nhân.
Những lợi ích mà Giao dịch hàng hóa Nông sản mang lại
Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh Nông sản
– Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất Nông sản trong điều kiện bất ổn về giá.
– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Nông sản Việt.
Đối với Nhà đầu tư
– Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Nông sản, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều .
– Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.
Như vậy, để việc đầu tư thực sự hiệu quả, trước khi quyết định đầu tư Nông sản, các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị từ việc tìm hiểu kỹ về thị trường, giá cả, cách thức và nơi sản xuất mặt hàng Nông sản đó. Không những vậy, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về dự báo giá Nông sản trong tương lai, cách phân tích kỹ thuật thị trường Nông sản hoặc có thể tham khảo kết quả phân tích đó từ các chuyên viên trong nghề có uy tín.

Đặc tả hợp đồng Nông sản
Ngô CBOT
Hàng hóa giao dịch | Ngô CBOT | |
Mã hàng hóa | ZCE | |
Độ lớn hợp đồng | 5000 giạ / Lot | |
Đơn vị yết giá | cent / giạ | |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45 • Phiên 2: 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau) | |
Bước giá | 0.25 cent / giạ | |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 9, 12 | |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên | |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn | |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn | |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV | |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV | |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu | Giới hạn giá mở rộng |
$0.25/giạ | $0.40/giạ | |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Ngô mini CBOT
Tên sản phẩm giao dịch | Ngô CBOT |
Mã hàng hóa | XC |
Độ lớn hợp đồng | 1000 giạ |
Đơn vị yết giá | cent / giạ |
Tiền tệ | USD |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45• Phiên 2: 20:30 – 01:45 (ngày hôm sau) |
Bước giá | 0.125 cent / giạ |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
Ký quỹ | Mức ký quỹ |
Giới hạn vị thế | Mức giới hạn vị thế |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu: $0.25/giạGiớ hạn giá mở rộng: $0.40/giạ |
Phương thức thanh toán | Giao hàng vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Ngô hạt vàng loại 1, loại 2, loại 3 |
Đậu tương CBOT
Hàng hóa giao dịch | Đậu tương CBOT | |
Mã hàng hóa | ZSE | |
Độ lớn hợp đồng | 5000 giạ / Lot | |
Đơn vị yết giá | cent / giạ | |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45• Phiên 2: 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau) | |
Bước giá | 0.25 cent / giạ | |
Tháng đáo hạn | Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 11 | |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên | |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn | |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn | |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV | |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV | |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu | Giới hạn giá mở rộng |
$0.60/giạ | $0.90/giạ | |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Đậu tương mini CBOT
Tên sản phẩm giao dịch | Đậu tương CBOT |
Mã hàng hóa | XB |
Độ lớn hợp đồng | 1000 giạ |
Đơn vị yết giá | cent / giạ |
Tiền tệ | USD |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45• Phiên 2: 20:30 – 01:45 (ngày hôm sau) |
Bước giá | 0.125 cent / giạ |
Tháng đáo hạn | Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 11. |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
Ký quỹ | Mức ký quỹ |
Giới hạn vị thế | Mức giới hạn vị thế |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu: $0.60/giạGiới hạn giá mở rộng: $0.90/giạ |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Đậu tương loại 1, loại 2, loại 3 |
Dầu đậu tương CBOT
Hàng hóa giao dịch | Dầu đậu tương CBOT | |
Mã hàng hóa | ZLE | |
Độ lớn hợp đồng | 60 000 pound / Lot | |
Đơn vị yết giá | cent / pound | |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45 • Phiên 2: 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau) | |
Bước giá | 0.01 cent /pound | |
Tháng đáo hạn | Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 12. | |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên | |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn | |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn | |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV | |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV | |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu | Giới hạn giá mở rộng |
$0.020/pound | $0.030/pound | |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất | |
Tiêu chuẩn chất lượng | Dầu đậu tương theo tiêu chuẩn của CBOT |
Khô đậu tương CME
Tên sản phẩm giao dịch | Khô đậu tương CME |
Mã hàng hóa | ZME |
Độ lớn hợp đồng | 100 tấn thiếu (~ 91 tấn) |
Đơn vị yết giá | USD / tấn thiếu |
Tiền tệ | USD |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45• Phiên 2: 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau) |
Bước giá | 0.1 USD/tấn thiếu |
Tháng đáo hạn | Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 12. |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
Ký quỹ | Mức ký quỹ |
Giới hạn vị thế | Mức giới hạn vị thế |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu: $20/tấnGiới hạn giá mở rộng: $30/tấn |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Khô đậu tương theo tiêu chuẩn của CBOT |
Lúa mì Chicago Soft Red Winter CBOT
Hàng hóa giao dịch | Lúa mì Chicago Soft Red Winter CBOT | |
Mã hàng hóa | ZWA | |
Độ lớn hợp đồng | 5000 giạ / Lot | |
Đơn vị yết giá | cent / giạ | |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45 • Phiên 2: 20:30 – 01:20 (ngày hôm sau) | |
Bước giá | 0.25 cent / giạ | |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 9, 12 | |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên | |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn | |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn | |
Ký quỹ | Theo quy định của MXV | |
Giới hạn vị thế | Theo quy định của MXV | |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu | Giới hạn giá mở rộng |
$0.40/giạ | $0.60/giạ | |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Lúa mỳ mini CBOT
Tên sản phẩm giao dịch | Lúa mỳ Chicago Soft Red Winter CME |
Mã hàng hóa | XW |
Độ lớn hợp đồng | 1000 giạ |
Đơn vị yết giá | cent / giạ |
Tiền tệ | USD |
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6: • Phiên 1: 07:00 – 19:45• Phiên 2: 20:30 – 01:45 (ngày hôm sau) |
Bước giá | 0.125 cent / giạ |
Tháng đáo hạn | Tháng 3, 5, 7, 9, 12 |
Ngày đăng ký giao nhận | Ngày làm việc thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên |
Ngày thông báo đầu tiên | Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn |
Ngày giao dịch cuối cùng | Ngày làm việc trước ngày 15 của tháng đáo hạn |
Ký quỹ | Mức ký quỹ |
Giới hạn vị thế | Mức giới hạn vị thế |
Biên độ giá | Giới hạn giá ban đầu: $0.35/giạGiới hạn giá mở rộng: $0.55/giạ |
Phương thức thanh toán | Giao nhận vật chất |
Tiêu chuẩn chất lượng | Lúa mì SRW loại 1, loại 2 |
Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, Kinh doanh Ngành Nông sản bị ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, cần chủ động có những giải pháp để giúp Ngành này thích ứng với tình hình thực tế. Tham gia Thị trường Giao dịch hàng hóa tại Gia Cát Lợi là một cách vô vùng hữu hiệu nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, khai thác tối đa nguồn lợi từ Nông sản mang bởi được bảo hiểm về giá và vấn đề đầu ra.
Không chỉ vậy, đầu tư Nông sản tại Thị trường này giúp người tham gia “hái” ra tiền trong thời buổi kinh tế khó khăn do dịch bệnh như hiện tại.
Nếu Quý khách hàng quan tâm thị trường giao dịch hàng hóa và muốn đầu tư có hiệu quả thì có thể truy cập website: https://hanghoaphaisinh.vn/ hoặc cần hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 024 7109 9247, nhân viên sẵn sàng tư vấn 24/7.
