TIN TỨC
Sức ép từ nguồn cung khiến cà phê tăng giá
- Cà phê đang chịu sức ép tăng giá ở mọi phân khúc, từ nguyên liệu rang xay cho đến ly cà phê thành phẩm. Tin tức từ tất cả các cường quốc sản xuất cà phê đều không thuận lợi trong thời điểm nhu cầu tiêu thụ thế giới có xu hướng tăng trở lại.
- Trong báo cáo tháng 7, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ cà phê 2020 – 2021 đạt 169,6 triệu bao (60kg/bao), tăng nhẹ 0,4% so với 169 triệu bao của niên vụ trước. Trong đó, sản lượng cà phê arabica dự kiến tăng 2,3% lên 99,2 triệu bao. Ngược lại, sản lượng cà phê robusta giảm 2,1% xuống còn 70,4 triệu bao.
- Ghi nhận trước phiên đóng cửa, giá cà phê trên cả hai sàn tiếp tục xu hướng tăng. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe – London kỳ hạn giao tháng 9 tăng 32 USD (1,69%), giao dịch tại 1.894 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 11 cũng tăng 28 USD (1,47%), lên 1.910 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
- Cùng thời điểm, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US – New York tiếp tục nhích nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 0,2 Cent (0,11 %), giao dịch tại 181,7 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 0,05 Cent (0,03%), lên 184,3 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
- Brazil mất mùa cà phê, Colombia biến động chính trị, Việt Nam và Indonesia đối phó dịch bệnh… Theo tờ Delo, Brazil là quốc gia sản xuất cà phê đứng đầu thế giới, năm nay mất tới 1/3 sản lượng do thiên tai và đó là lý do thứ nhất giải thích vì sao giá cà phê lại tăng cao đến vậy.
- Lý do thứ hai là một số khó khăn từ Việt Nam và Indonesia, hai quốc gia sản xuất cà phê đứng thứ 2 và thứ 4 thế giới. Xuất khẩu không chỉ bị chậm lại do tắc nghẽn vận chuyển, vấn đề thiếu container rỗng mãi vẫn chưa được giải quyết được. Dịch bệnh Covid-19 lan rộng tại châu Á buộc các nước trồng cà phê phải hạn chế di chuyển, phong tỏa, cách ly, đang tạo ra vô vàn vấn đề trong thu hái, chế biến, vận chuyển, bốc xếp…
- Thiếu hụt nguồn nguyên liệu lại diễn ra đúng vào lúc nhu cầu tiêu thụ cà phê tăng rất mạnh, ước tính cao hơn năm 2020 tới gần 10%.
- Tờ Svenska Dagbladet ra tại Thụy Điển dẫn lời Giám đốc một công ty môi giới cà phê tại Mỹ, ông này nói rằng: “Trong suốt sự nghiệp của mình chưa khi nào thấy kịch tính như lúc này. Hạn hán ở Brazil vẫn tiếp tục và sẽ còn tác động đến cả vụ sau. Trong khi đó, nông dân Việt nam và Indonesia vẫn bị hạn chế đi lại trong lúc sắp đến vụ thu hoạch quả cà phê tươi, nguy cơ ảnh hưởng cả tới dây chuyền chế biến từ nay cho đến mùa Hè năm sau.”
Xuất khẩu cà phê chịu áp lực bởi phí logistics tăng cao và làn sóng COVID-19 thứ 4
- Cục Xuất nhập khẩu báo xuất khẩu cà phê thời gian tới của Việt Nam sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trong nước. Ngoài ra, cước phí vận tải tăng cao cũng làm giảm sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam.
- Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 15 ngày đầu tháng 8, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
- Xuất khẩu cà phê giảm 17% về lượng và giảm 13% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 7, giảm 9,9% về lượng và tương đương về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 8/2020, đạt 47,14 nghìn tấn, trị giá 93 triệu USD.
- Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1 triệu tấn, trị giá 1,9 tỷ USD, giảm 8,2% về lượng và giảm 0,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
- Cục Xuất nhập khẩu báo xuất khẩu cà phê thời gian tới của Việt Nam sẽ vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trong nước.
- Trên thế giới, biến thể virus mới bùng phát cũng khiến sự phục hồi kinh tế thế giới bị ảnh hưởng. Số liệu mới công bố cho thấy, dữ liệu kinh tế Trung Quốc yếu hơn, trong khi tăng trưởng kinh tế Mỹ không như kỳ vọng.
- Hiện nay, nhu cầu cà phê toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao bất chấp giá tăng mạnh. Tuy vậy, hạn chế lớn nhất đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian tới vẫn là tình trạng thiếu container và chi phí vận chuyển tăng cao, đặc biệt là các tuyến đi Mỹ và châu Âu.
- Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam đang có giá khoảng 1.900 USD/tấn (FOB) và Brazil nhỉnh hơn với khoảng 2.000 USD/tấn (FOB).
- Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, cước vận chuyển đi Mỹ và EU hiện tại tăng liên tục dao động 2 tuần 1 lần và mức tăng không báo trước, có những lúc lại tăng đột biến.
- Mỹ luôn luôn mua hàng với điều kiện CNF (giá đã bao gồm tiền hàng và cước phí), như vậy rủi ro về chi phí vận chuyển đều do doanh nghiệp Việt Nam gánh chịu.
- Thời hạn ký hợp đồng giao hàng luôn luôn dao động từ 1 tháng trở lên. Doanh nghiệp có thể chủ động về nguồn hàng nhưng với khâu vận chuyển thì ngược lại.
- Có thời điểm, trong vòng 1 tháng doanh nghiệp cũng không thể tìm được xác nhận chỗ trên tàu để tiến hàng giao hàng và đến khi tìm được Booking thì giá vận chuyển đã tăng thêm hơn 1.500 USD/1 container 40 feet.
- So với thời điểm 2020, cước vận chuyển đi EU thường ổn định ở mức 800-1.200 USD cho 1 container 40 feet, nhưng bây giờ tăng trên 11.000 USD, tức là tăng 12-13 lần so với mức giá đầu năm 2020.
- Cước vận chuyển đi Mỹ từ 2.000-3.000 USD cho 1 container 40 feet từ đầu năm 2020 đến nay tăng lên 13.500 USD, tức là tăng 5-6 lần.
- Trong khi đó, giá cước vận tải từ Brazil tới Mỹ chỉ khoảng 4.000 USD/container tăng từ khoảng 1.500 USD – 2.000 USD/container trước đại dịch.
- Điều này khiến cho cà phê của Việt Nam khó cạnh tranh với các sản phẩm của Brazil hay các nước Nam Mỹ khác.
Các nhà sản xuất cho biết gió mùa sẽ ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Ấn Độ trong năm nay
- Các nhà sản xuất cho biết những trận mưa lớn vào tháng 7 và tháng 8 ở các bang sản xuất cà phê espresso như Karnataka, Kerala và Tamil Nadu, ước tính sẽ cắt giảm 10% diện tích cây trồng cà phê espresso.
- Ước tính sau khi nở rộ của Hội đồng Espresso cho năm 2021-22 chốt sản lượng ở mức 369.000 tấn, trong đó 260.700 tấn có thể là lựa chọn robusta. Trong giai đoạn 2020-21, Ấn Độ sản xuất 334.000 tấn cà phê espresso.
- “Mưa lớn có nhiều khả năng ảnh hưởng đến việc sản xuất cà phê espresso trong 12 tháng này. Hiện tại, ước tính của chúng tôi là vụ espresso cũng có thể giảm 10%.” – Jeffry Rebello, chủ tịch ủy ban cà phê espresso của UPASI (United Planter’s Affiliate of Southern India) đề cập.
- Mặc dù sản xuất có thể giảm, nhưng 12 tháng này có thể tăng trưởng là 12 tháng rất tốt đối với xuất khẩu cà phê espresso của Ấn Độ do chi phí trên thị trường quốc tế đã tăng lên. Giá trị của hợp đồng cà phê espresso arabica, một tiêu chuẩn trên toàn thế giới, đạt mức cao hơn 7 năm là 2,07 đô la mỗi pound vào đầu tháng 7 khi sương giá khắc nghiệt ập đến các đồn điền cà phê espresso ở Brazil, vốn đã dự đoán mùa vụ sẽ giảm do kết quả của năm 2021 là một năm giảm giá đối với ngành sản xuất của quốc gia. Mặc dù chi phí đã giảm xuống còn 1,76 đô la mỗi pound, nhưng chúng vẫn lớn hơn 40% so với đầu 12 tháng.
- Giá cà phê espresso Robusta tăng song song với giá arabica trong tháng 7, vượt mốc 2.000 USD/tấn.
- “Hiện tại, những người trồng cà phê espresso ở Ấn Độ không có bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Vì vậy, người trồng không thể hưởng lợi từ việc tăng chi phí trên toàn thế giới. Nếu giá trị duy trì cho đến tháng 11, khi vụ mùa của chúng tôi bắt đầu đến, thì thương mại có thể đạt được điều tốt về chi phí gia tăng.” – Rebello đề cập.
- Ấn Độ đã xuất khẩu 238187,877 tấn espresso từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 17 tháng 8 năm 2021 so với 215177,152 tấn trong cùng khoảng thời gian 12 tháng trước đó. Chi phí của vụ mùa đã được thắt chặt trước đó và do thực tế này, người trồng không được hưởng lợi từ sự tăng giá hiện tại của chi phí quốc tế. Ý là nước mua cà phê espresso của Ấn Độ nhiều nhất do Đức và Bỉ thông qua.
- Sản xuất cà phê espresso của Ấn Độ lớn hơn 12%, đạt 334.000 tấn trong giai đoạn 2020-21, dựa trên kiến thức của Coffee Board . Gần như 70% sản lượng của Ấn Độ là cà phê espresso, tăng 11% so với 12 tháng trước đó lên 235.000 tấn. Sản lượng cây trồng arabica ở Ấn Độ đã đình trệ trong khoảng 90.000 đến 100.000 tấn.
- Trong báo cáo thị trường cà phê espresso được phát hành gần đây của Tổ chức Espresso toàn cầu (ICO) đã đề cập đến mức phổ biến hàng tháng của chỉ số tổng hợp ICO là tăng 43,8% kể từ cuối tháng 10, đánh dấu sự khởi đầu của 12 tháng espresso.
- ICO thừa nhận: “Mô hình tăng giá cà phê espresso này trong 10 tháng chính của cà phê espresso 12 tháng 2020-21 dường như để xác minh sự khôi phục internet khỏi các phạm vi giá thấp đã thống trị thị trường thế giới kể từ cà phê espresso 12 tháng 2017-18”.
GÓC NHÌN KỸ THUẬT
Cà phê Arabica
Đồ thị D1
- Cà phê Arabica tháng 12 đang giữ giá rất tốt quanh vùng 180$ và nhịp tích luỹ này đã kéo dài gần 1 tháng.
- Với nhịp tích luỹ hiện tại, cà phê Arabica đạt đủ yêu cầu sóng lên lại vùng giá $200 trong ngắn hạn và sau khi đáo hạn hơp đồng tháng 9 rất có khả năng giá cà phê Arabica sẽ sớm vượt kháng cự $220 để tiếp tục bứt phá trong cuối năm 2021.
- Kháng cự hiện tại: $200, $220.
- Hỗ trợ hiện tại: $180.
Cà phê Robusta
Đồ thị D1
- Cà phê Robusta sau khi phá qua vùng kháng cự ngắn hạn tại $1870 thì giá sẽ tiếp tục tăng và tiệm cận lên vùng kháng cự cứng khung D1 tại vùng giá $1943.
- Phản ứng giá tại vùng $1943 khá quan trong với Robusta và khi giá đến vùng này có thể sẽ có những nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn.
- Tuy nhiên với tin tức cơ bản đang ủng hộ rất tốt cho xu hướng tăng cũng như động lượng của thị trường hiện tại thì rất có khả năng sau đáo hạn của hợp đồng tháng 9 thì cà phê Robusta sẽ còn tiếp tục tăng trưởng rất mạnh từ đây đến cuối năm.
- Kháng cự hiện tại: $1943.
- Hỗ trợ hiện tại: $1870.
Lưu ý:
– Mọi thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, Quý Nhà Đầu tư nên xem xét kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư cho riêng mình.
– Luôn ưu tiên quản trị vốn để tối thiểu hóa rủi ro và từ đó có thể kiếm lợi nhuận một cách bền vững từ thị trường.
– Quý Nhà Đầu tư nên tìm kiếm một đội tư vấn, phân tích, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để từ đó có thể kiếm được lợi nhuận từ thị trường. Đừng ngừng ngại liên hệ cho chúng tôi – Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi qua thông tin bên dưới.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA GIA CÁT LỢI – Thành viên TOP đầu thuộc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Địa chỉ: 95 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Website: https://dautuhanghoa.vn/
Hotline: 024 7109 9247