Rủi ro hàng hóa phái sinh là gì? Nếu đã bước chân vào đầu tư thì dù là thị trường nào cũng sẽ chứa đựng những rủi ro nhất định. Đa số mọi người có tâm lý e dè với thị trường này vì nghĩ rằng giá cả hàng hóa khó kiểm soát được. Việc hiểu rủi ro khi giao dịch hàng hóa phái sinh, nắm bắt đúng thời điểm, kết hợp với các công cụ đầu tư hiệu quả sẽ tạo nhiều ưu thế giúp nhà đầu tư “làm chủ cuộc chơi trên mọi chiến trường” đầu tư. Vậy những rủi ro hàng hóa phái sinh là gì?Cùng Gia Cát Lợi tìm hiểu ngay sau đây!
1. Hàng hóa phái sinh là gì?
Hàng hóa phái sinh là hình thức giao dịch mà các nhà đầu tư tiến hành mua và bán một khối lượng hàng hóa tại một mức giá xác định và việc chuyển giao này được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, mức giá, thời gian đến hạn,… được Sở Giao dịch Hàng hóa quy định. Đây là một thị trường khá mới mẻ, chưa quá phổ biến ở Việt Nam nhưng với những tiềm năng và cơ hội đầy hấp dẫn của mình, hàng hóa phái sinh đang và sẽ trở thành một trong những kênh đầu tư thu hút bộ phận lớn những nhà đầu tư Việt nói chung và nhà đầu tư trẻ nói riêng. Hàng hóa phái sinh được triển khai đa dạng với 04 loại chính bao gồm:
1.1 Hợp đồng Kỳ hạn
Là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước tại ngày thực hiện giao dịch.
1.2 Hợp đồng Tương lai
Là một dạng hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa. Trong đó, hợp đồng tương lai là sản phẩm hàng hóa phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam.
1.3 Hợp đồng Quyền chọn
Là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai.
1.4 Hợp đồng Hoán đổi
Là một thỏa thuận pháp lý trong đó có hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Ưu điểm của hàng hóa phái sinh
2.1 Minh bạch, an toàn
Hoạt động dưới sự kiểm soát của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) – được cấp phép hoạt động bởi Bộ Công Thương theo nghị định số 51/2018/NĐ-CP. Tất cả các sàn giao dịch cần phải đăng ký thành viên với Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, được niêm yết tại Danh sách thành viên. Bên cạnh đó, các sản phẩm đều phải đảm bảo rõ ràng về thông tin sản phẩm cũng như được tiêu chuẩn hóa theo quy định quốc tế, được thông qua bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam khi liên thông với các sàn giao dịch thế giới.
2.2 Thanh khoản cao
Tính thanh khoản của thị trường hàng hóa phái sinh cao do quy mô toàn cầu, dựa trên việc ấn định ngày đáo hạn hợp đồng và giao dịch đến thời gian cố định này. Giao dịch hai chiều với thời gian chờ T+0 giúp nhà đầu tư trẻ có thể thu được lợi nhuận ngay sau khi thực hiện giao dịch.
2.3 Giao dịch 2 chiều
Thị trường hàng hóa phái sinh có thể kiếm được lợi nhuận cả khi giá mặt hàng đó giảm. Nghĩa là khi giá hàng hóa tăng, nhà đầu tư mua và kiếm được lợi nhuận theo xu thế tăng. Và ngược lại, khi giá giảm, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán cho một mặt hàng muốn tham gia giao dịch và kiếm được lợi nhuận khi mặt hàng đó giảm như dự đoán.
2.4 Đòn bẩy cao
Giao dịch hàng hóa phái sinh có tỷ lệ đòn bẩy tài chính ưu việt hơn hẳn những kênh đầu tư truyền thống như: Chứng khoán, Bảo hiểm hay Crypto, tối đa 1:30 cho một hợp đồng tùy mặt hàng giao dịch, nhờ lợi thế này mà khả năng sinh lời của thị trường hàng hóa cao hơn những thị trường khác.
2.5 Giao dịch T+0
Khác với chứng khoán cơ sở cần phải chờ đến 3 ngày để thực hiện đóng lệnh chốt lời. Đầu tư hàng hóa phái sinh cho phép nhà đầu tư thực hiện mở và đóng vị thế trong ngày, mà chốt lãi/lỗ ngay trong ngày là 1 ưu thế lớn nhất của thị trường giao dịch hàng hóa.
3. Nhược điểm kèm rủi ro thường gặp khi giao dịch hàng hóa phái sinh
3.1 Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy được coi như một lợi thế, nhưng lại rất dễ dàng trở thành một bất lợi khi kinh doanh bất kì một sản phẩm nào. Đây chính là một cái bẫy mà rất nhiều nhà đầu tư khi tham gia thị trường này đều mắc phải. Ưu điểm của đòn bẩy khi tham gia đầu tư là lợi nhuận “rất khủng” với số vốn ban đầu bỏ ra rất ít. Theo quy định, khi tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh, các nhà đầu tư bắt buộc phải đặt cọc tiền mua hàng. Mức ký quỹ sẽ do Sở giao dịch hàng hóa quy định. Các nhà đầu tư có thể được hưởng lợi từ hợp đồng tương lai nếu họ dự đoán chính xác biến động giá của tài sản cơ sở.
3.2 Lợi nhuận, biến động thị trường lớn
Trên thị trường hàng hóa, lợi nhuận tỷ lệ thuận với rủi ro. Mức độ rủi ro càng cao thì lợi nhuận sẽ càng lớn. Hợp đồng tương lai hàng hóa là một công cụ có mức đòn bẩy cao. Nhà đầu tư hàng hóa có thể sở hữu một hợp đồng hàng hóa lớn với mức ký quỹ vô cùng nhỏ. Do đó các nhà đầu cơ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận, đồng thời cũng có nguy cơ thua lỗ cao. Đặc biệt, các hàng hóa thường có tính thanh khoản cao như đường, bạc, dầu…Không có gì lạ khi giá một nguyên liệu thô tăng nhiều lần trong một thời gian rất ngắn.Trong khi, chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ có xu hướng phương sai thấp hơn
3.3 Thiếu kiến thức đầu tư
Nhiều nhà đầu tư chưa có những hiểu biết sâu rộng về thị trường hàng hóa phái sinh, hiểu sai bản chất của giao dịch hàng hóa phái sinh hoặc không biết làm thế nào để giao dịch đúng cách. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư và có thể sẽ khiến các nhà đầu tư rơi vào tình trạng thua lỗ khi không nắm bắt được những kiến thức cơ bản trong hợp đồng giao dịch hàng hóa phái sinh.
3.4 Giao dịch hàng hóa lệch múi giờ
Thị trường hàng hóa phái sinh là thị trường toàn cầu nên thời gian giao dịch phụ thuộc vào từng khu vực. Có 3 phiên giao dịch chính là phiên Á, Âu và Mỹ. Tuy nhiên, giao dịch hàng hóa theo phiên Mỹ có nhiều biến động nhất. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải theo dõi đúng múi giờ và cập nhật tin tức để tránh được rủi ro khi có biến động về giá mạnh.

4. Cách kiểm soát rủi ro khi giao dịch
4.1 Đối với đòn bẩy
Nhà đầu tư cần xác định trước mức độ rủi ro của kênh đầu tư và khả năng chấp nhận được rủi ro của bản thân. Đặt lệnh dừng lỗ (SL) trước khi tham gia giao dịch, đồng thời tham khảo các khuyến nghị giao dịch từ công ty tư vấn đáng tin cậy, nhằm có thêm cơ sở để đánh giá chiến lược đầu tư đúng đắn
4.2 Đối với biến động lớn của thị trường
Nhà đầu tư phải có khả năng phán đoán tốt, cần trọng trước những tin tức. Nên tìm hiểu và theo dõi thường xuyên những báo cáo hàng hóa thế giới được phát hành hàng tuần bởi các sàn giao dịch hàng hóa lớn như: CME, ICE,..để nắm bắt được những sự kiện quan trọng đã, đang và sắp diễn ra tác động đến giá cả sản phẩm hàng hóa như thế nào.
4.3 Đối với thiếu kiến thức
Để có thể thành công ở bước đầu tham gia vào thị trường hàng hóa phái sinh, mỗi nhà đầu tư nên chủ động nghiên cứu, xây dựng và tuân thủ các phương pháp. Điều này nhằm đảm bảo có một tâm lý giao dịch đúng đắn. Học hỏi về kiến thức và xây dựng sự tự tin của bạn trước thị trường một cách chậm rãi. Biết về quản lý vốn đầu tư một cách hiệu quả. Lúc này mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn.
4.4 Đối với sai lệch múi giờ
Nhà đầu tư cần nắm rõ khung thời gian giao dịch của các phiên và từng sản phẩm hàng hóa. Liên tục cập nhật, đo lường và phòng tránh những biến động bất ngờ từ thị trường để đạt được kết quả đầu tư mong đợi.
Gia Cát Lợi hy vọng thông qua bài viết này sẽ cung cấp cho các Quý khách hàng rõ hơn về Rủi ro hàng hóa phái sinh cũng như các kiến thức liên quan. Hãy truy cập trang web https://dautuhanghoa.vn/ để cùng Gia Cát Lợi để cập nhật những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất về giao dịch hàng hóa phái sinh nhé!