Sàn giao dịch hàng hóa – Thị trường tiềm năng cho nhà đầu tư Việt

Sàn giao dịch hàng hóa – thị trường tiềm năng

Năm 2005 theo thống kê của Sở giao dịch hàng hóa thế giới cho thấy giao dịch hàng hóa phái sinh vô cùng sôi động, liên tục phát triển và tăng trưởng, vượt qua tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán. Tính đến nay, thị trường hàng hóa chiếm 24% tổng khối lượng giao dịch của các sản phẩm phái sinh trên thế giới, đặc biệt khu vực Châu Á chiếm 56%.

Năm 2018, Sở giao dịch hàng hóa CME Group (Mỹ) quản lý đạt giá trị 66,06 tỷ USD vốn hóa tại sàn giao dịch. ICE Futures Europe đạt 41,6 tỷ USD giá trị vốn hóa. Riêng với khu vực Châu Á, sàn giao dịch của TOCOM (Nhật Bản) có giá trị vốn hóa đạt gần 2.000 tỷ Yên.

Những thống kê này cho thấy rõ sự tăng trưởng của việc đầu tư vào thị trường phái sinh trong những năm trở lại đây. Điều này càng khẳng định xu hướng mở rộng giao thương giữa các quốc gia, kinh doanh theo hướng các bên thỏa thuận và thực hiện giao dịch mua bán trên các sàn giao dịch với mức giá được thỏa thuận trên hợp đồng, thời gian giao hàng ở một thời điểm tại tương lai ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Kinh doanh qua Sở giao dịch hàng hóa, giúp giảm thiểu rủi ro, tránh được tình trạng “được mùa mất giá”. Sở giao dịch hàng hóa có hai chức năng chính:

  • Thứ nhất là khả năng kết nối những người có nhu cầu về hàng hóa với nhau (người nông dân, nhà chế biến, các đơn vị xuất khẩu và người tiêu dùng).
  • Thứ hai là có thể bảo hiểm giá. Khi sở giao dịch định giá thì hàng hóa có chất lượng tương đương sẽ có giá như nhau.

Cơ hội cho nhà đầu tư Việt

Vào 9/4/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2018/NÐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2006/NÐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.

Điểm mới trong Nghị định 51/2018 là mở rộng hình thức của lệnh giao dịch. Ngoài yêu cầu bằng văn bản, các hình thức có giá trị tương đương như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định đều được chấp nhận. Ðồng thời, cho phép Sở giao dịch hàng hóa được liên thông với nhau trong nước và nước ngoài…

Nghị định 51/2018 cũng mở rộng danh mục hàng hóa kinh doanh niêm yết trên Sở giao dịch hàng hóa và cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn thành lập Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam; mua cổ phần, phần vốn góp của Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam với tỷ lệ không quá 49% vốn điều lệ.

Trong xu thế hội nhập, theo đánh giá của ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), cùng với những biến động của giá cả, việc đẩy mạnh hoạt động của sàn giao dịch hàng hóa sẽ giúp cho các mặt hàng chủ lực của Việt Nam không bị chênh lệch giá cả so với thị trường thế giới, đồng thời tăng chất lượng cạnh tranh, tăng lợi nhuận.

Xét về chức năng, một sở giao dịch hàng hóa hoạt động tương tự như sở giao dịch chứng khoán, nhưng điểm khác biệt cơ bản là các sản phẩm được giao dịch trên sở giao dịch hàng hóa là các sản phẩm phi tài chính về bản chất. Với mục tiêu tạo nên kênh giao dịch hàng hóa tương lai như một sự lựa chọn mới, MXV đi vào hoạt động đã “đánh trúng” tâm lý muốn tìm kiếm một kênh đầu tư mới, an toàn, bên cạnh các kênh đầu tư truyền thống.

“Sàn giao dịch hàng hóa ra đời nhằm tạo ra một môi trường giao dịch lành mạnh, đảm bảo sự hài hòa về lợi ích giao thương giữa các bên có liên quan trong sản xuất và thương mại, đồng thời thúc đẩy hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nước phát triển”, ông Quỳnh nhấn mạnh.

Người nông dân sẽ có được công cụ bảo hiểm giá khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa. Điều này giúp nông dân giảm thiểu được các rủi ro trong việc được mùa mất giá như sự rớt giá của cà phê, cao su,…..

Giám đốc Công ty cà phê Hùng yến, Ông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu: “Việc có sàn giao dịch hàng hóa sẽ giúp chúng ta xây dựng được một chuẩn thống nhất về chất lượng. Đồng thời tạo dựng được thương hiệu và giới thiệu các sản phẩm nông sản Việt Nam trực tiếp với thế giới. Bên cạnh đó, có thể tìm kiếm được mức giá tối ưu nhất cho sản phẩm… Nếu vận dụng tốt công cụ này, không những nông dân mà doanh nghiệp kinh doanh luôn đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế rủi ro”.

Sự ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa thông qua sở giao dịch hàng hóa sẽ giúp cho các nhà đầu tư cá nhân có thêm nhiều cơ hội để có lợi nhuận từ kênh đầu tư mới này với đa dạng sản phẩm được giao dịch, nhất là trong thời kỳ kênh đầu tư truyền thống gặp khó khăn như hiện nay do dịch bệnh Covid – 19.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, có thể biết được giá chuẩn của sản phẩm để giao dịch theo từng chủng loại, từng tháng hợp đồng. Điều này giúp các doanh nghiệp này có thể chủ động trong hoạt động sản xuất – kinh doanh, cân đối cung cầu.

Qua đó, có thể nói rằng giao dịch hàng hóa thông qua sàn giao dịch là một trong những lựa chọn hàng đầu cho nhà đầu tư hiện nay với những giá trị mà nó mang lại hứa hẹn sẽ đưa đến cho nhà đầu tư những cơ hội mới trên con đường đầu tư của mình.

Công ty giao dịch hàng hóa uy tín

Công ty Cổ phần giao dịch hàng hóa Gia Cát Lợi là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Đến với Gia Cát Lợi bạn có thể yên tâm đầu tư vì chúng tôi có đội ngũ chuyên viên phân tích kỹ thuật giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho bạn những phân tích khách quan theo sát thị trường giúp bạn định hướng chiến lược đầu tư cho mình cùng với đó với đội ngũ chuyên viên tư vấn hỗ trợ nhiệt tình sẽ giúp khách hàng giải quyết những vấn đề và những thắc mắc mà khách hàng đang gặp phải.

Chúc Quý nhà đầu tư thành công!

Nhà đầu tư có thể truy cập trang dautuhanghoa.vn để có thêm thông tin về Giao dịch Hàng hóa, cách đầu tư phái sinh hàng hóa hiệu quả. Hoặc để lại thông tin để Gia Cát Lợi có thể hướng dẫn, hỗ trợ bạn tìm hiểu sâu hơn về thị trường này.

8 sự thật bất ngờ về dầu thô mà mọi thương nhân nên biết

Tổng quan về ngành kim ngạch xuất nhập khẩu của Đức năm 2020

Nhật Bản và những hàng hóa xuất khẩu hàng đầu

Print Friendly, PDF & Email